Những Kỹ Năng Cần Biết Khi Xảy Ra Cháy

Viết bởi:

Ngày: 13/08/2018

Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc sẽ là nguyên nhân gây chết người nhanh hơn cả lửa. Đối với những người bị mắc kẹt trong nhà, nếu biết lối thoát hiểm phải bò ra với tư thế mặt và mũi phải sát nền nhà vì theo tự nhiên khói bay lên cao, do đó khi trườn ở vị trí thấp có nghĩa bạn đã bò dưới khói. Đây cũng là một trong nhiều kỹ năng sinh tồn rất quan trọng khi bạn cố thoát khỏi đám cháy.

Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy

Ngày nay, hoản hoạn xảy ra ngày càng nhiều có thể do sự cố về điện, lửa hay các vật liệu dễ dàng bốc cháy mà gây ra hoả hoạn trong gia đình, các tòa nhà cao tầng,… Chính vì vậy, cơ quan PCCC luôn khuyến cáo mọi nhà điều phải có thiết bị PCCC để đảm bảo an toàn khi có sự cố xảy ra bất ngờ.

Mỗi vụ cháy đều gây ra rất nhiều thiệt hại về tài sản

 

Và để có thể đảm bảo an toàn tính mạng khi có cháy nổ, mọi người cần biết những kỹ năng, kiến thức sau:

1. Báo cho tất cả mọi người thấy cháy

Phải đảm bảo rằng tất cả mọi người trong nhà biết có cháy, hãy hét lên thật lớn và tập hợp mọi người lại để tìm cách thoát ra ngoài một cách an toàn.

 

2. Biết đường thoát

Khi bất ngờ có mùi khói hoặc ngọn lửa bùng lên, hãy ra ngoài thật nhanh và an toàn. Nhưng khói từ đám cháy có thể mù mịt và che tầm nhìn. Việc học và nhớ các cách ra khỏi nhà là rất quan trọng.

Trong nhà ở chung cư, lối nào là lối thoát hiểm phải được nắm rõ trong lòng bàn tay. Phụ huynh cũng phải dạy con mình: Tòa nhà có bao nhiêu lối thoát hiểm? Làm thế nào để đi tới những lối thoát hiểm đó…

 

3. Khi thấy lửa bốc cháy

Nếu đang ở trong phòng đóng cửa kín khi nhà bị cháy, bạn cần phải áp dụng các biện pháp an toàn sau:

Có thể mở cửa rất chậm và cẩn thận: Kiểm tra xem có lửa hay khói vào nhà qua các khe trên cửa hay không. Nếu nhìn thấy khói bốc lên từ phía dưới cửa thì không được mở cửa.

Nếu không nhìn thấy khói: Hãy đặt mu bàn tay vào cánh cửa. Nếu cánh cửa nóng hay rất ấm, không được phép mở cửa vì cánh cửa ấm, nóng lên có nghĩa là lửa đã rất gần nơi bạn đang đứng

Khi mở cửa, nếu bạn thấy lửa bùng lên, hay có khói xông vào phòng: Hãy đóng cửa thật nhanh và đảm bảo chắc chắn rằng nó đã được đóng chặt.

Nếu không có khói hay lửa khi bạn mở cửa, hãy tìm đường đến lối thoát hiểm gần nhất

 

4. Khi phát hiện cháy, cần nhớ

Không cố thu nhặt những đồ có giá trị hay đi tìm vật nuôi trong nhà

Không tìm hiểu đám cháy, tò mò xem cháy ở đâu…

Bò trên sàn nhà nếu có khói: Lúc này khói sẽ di chuyển theo sát trần nhà, nên ở phía sàn nhà sẽ ít khói hơn. Hãy để mũi, mặt càng thấp mặt sàn càng tốt. Hãy nhớ, khói rất độc, bạn sẽ bị ngạt & ngất lịm đi trong khoảng thời gian rất nhanh & đa số trong các vụ cháy, số người chết ngạt bao giờ cũng cao hơn chết cháy

Khi ra ngoài, chỉ mở cửa lối bạn cần đi và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan rộng

Trước khi mở cửa, hãy đặt mu bàn tay lên cánh cửa, nếu thấy ấm thì không được phép mở vì mặt bên kia của cánh cửa đang có cháy. Lưy ý: Dùng mu bàn tay để thử, không dùng lòng bàn tay (vì lòng bàn tay bị bỏng sẽ cản trở việc cảm nhận nhiệt độ, cản trở đến việc khi bạn xuống thang cứu hỏa chẳng hạn

Nếu đang chạy thoát cùng người khác, hãy đi cùng nhau nếu có thể, vì khi 1 người bị lạc trong làn khói sẽ rất khó để quay lại tìm nếu không có thiết bị bảo hộ như mặt nạ phòng độc, bình oxy…

Rất có thể lối thoát bị cháy hoặc có khói, vì thế, bạn cần phải biết những lối thoát khác ở chỗ nào. Ngoài ra, nếu bạn sống trong chung cư, bạn cũng cần phải biết cách nhanh nhất để đến cầu thang hay các lối thoát hiểm khác.

 

5. Luôn giữ người, nhất là mũi ở vị trí thấp nhất có thể

Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người thiệt mạng hơn là lửa. Bạn sẽ hít ít khói hơn nếu cơ thể bạn ở gần sát nền nhà. Theo tự nhiên, khói bay lên cao, vì thế, nếu có khói khi bạn đang trên đường thoát hiểm, có nghĩa bạn bò dưới khói. Bạn có thể cúi sát xuống sàn nhà, và bò bằng bàn tay và đầu gối dưới đám khói.

Thoát hiểm qua cửa dẫn ra ngoài nên là lựa chọn đầu tiên. Nhưng bạn cũng có thể kiểm tra xem cửa sổ có thể là lối chạy thoát được không. Thậm chí cửa sổ trên tầng cao cũng có ích khi bạn cần giúp đỡ, từ lính cứu hỏa hay từ người khác.

Nếu trong nhà có thang dây thoát hiểm, hãy nhanh trí sử dụng khi khói đã bốc lên cao không thể xuống các tầng dưới.

Khi thoát hiểm, hãy thống nhất vị trí cả nhà sẽ gặp nhau ngoài trời. Điều này rất có ích vì khi hỗn loạn mọi người cần tập hợp ở một nơi, để mọi người biết rằng tất cả đều an toàn.

Lo lắng cho thú cưng hay đồ chơi yêu thích là điều bình thường, nhưng khi có cháy, bạn phải bỏ chúng lại. Điều quan trọng nhất là bạn phải ra được ngoài an toàn. Khi đã ra ngoài rồi, đừng quay lại để lấy bất cứ thứ gì, vì ngay cả khi đám cháy bị dập tắt vẫn có thể bùng phát trở lại

 

6. Nếu quần áo của bạn bắt lửa và bị cháy

Đừng chạy vòng quanh, bạn sẽ chỉ quạt cho ngọn lửa và làm chúng cháy nhanh hơn

Nằm xuống: việc này giúp lửa khó lan ra hơn và giảm tác động của lửa lên mặt và đầu bạn (lửa cháy từ dưới lên trên).

Dập lửa: Bao trùm ngọn lửa bằng vật liệu nặng như áo khoác hay chăn, việc này giúp phá vỡ nguồn cung cấp oxi cho lửa.

Lăn vòng quanh: Hành động lăn giúp dập lửa nhanh & dễ dàng nhất

 

7. Làm gì nếu không thể ra ngoài ngay lập tức?

Trong trường hợp không thể thoát ra ngoài nhanh được vì lửa hay khói đã chặn mất lối thoát, nếu lối thoát hiểm của bạn bị chặn, hãy bình tĩnh, đừng hoảng loạn:

Nếu bạn ở tầng trệt, hãy ra ngoài bằng cửa sổ bằng cách ném chăn, gối, đệm xuống đất ở bên ngoài để làm bệ đỡ

Nếu bạn không thể mở cửa sổ, hãy dùng một vật nặng, có góc nhọn để đập vỡ kính ở góc cuối của cửa sổ. Tránh chạm vào các mép sắc của cửa bằng cách dùng vải, khăn mặt, hay chăn quấn quanh người.

Cho trẻ em ra trước: Hạ trẻ xuống càng thấp càng tốt trước khi thả chúng xuống & để người lớn đỡ trẻ nếu có thể.

Hạ thấp cơ thể bạn bằng cách đặt tay lên bậc cửa sổ trước khi thả mình xuống.

Trong tất cả mọi trường hợp để giải thoát cho mình khỏi đám cháy bạn cần phải nhanh trí, do đó trong gia đình cần trang bị các thiết bị PCCC nhỏ gọn như bình chữa cháy xách tay loại 4kg, bóng chữa cháy AFO…

 

8. Nếu không thể ra ngoài, hãy tập hợp mọi người vào một phòng

Chọn một phòng có cửa sổ (nếu có thể).

Hãy ngăn khói và lửa vào qua cửa bằng cách chặn các khe hở quanh cửa với khăn trải giường, chăn, quần áo hoặc băng dính.

Nếu trong phòng có cửa sổ nhưng không thể thoát ra được từ cửa sổ, hãy mở nó ra và đứng trước cửa sổ để hít thở và gọi giúp đỡ.

Nếu bạn có thể lấy được một mảnh quần áo hay khăn mặt, hãy đặt nó trên miệng để không hít khói vào. Nhúng ướt miếng vải trước khi che lên miệng.

Nhớ rằng, dù có sợ hãi, bạn cũng không bao giờ được nấp dưới gầm giường hay phòng để đồ. Vì khi đó, sẽ rất khó khăn để lính cứu hỏa tìm ra bạn. Hãy nhớ rằng lính cứu hỏa và những người khác sẽ tìm bạn để giải thoát cho bạn. Họ tìm thấy bạn càng sớm, bạn sẽ ra ngoài được càng nhanh.

 

9. Gọi cứu hỏa

Khi đã ra ngoài được an toàn, hãy dùng điện thoại di động, điện thoại nhà hàng xóm, hay điện thoại công cộng để gọi dịch vụ cứu hỏa khẩn cấp. Hay cung cấp

Cho biết địa chỉ chính xác của bạn

Nói với họ cái gì bị cháy, ví dụ như “một ngôi nhà hai tầng” chẳng hạn.

Giải thích xem có ai bị mắc kẹt không, nếu có, họ đang ở phòng nào, càng cung cấp được nhiều thông tin thì người lính cứu hỏa càng có thể giúp bạn nhanh và hiệu quả.

 

10. Không quay lại khi đã thoát ra ngoài

Bạn nên tìm một nơi an toàn gần nhà để đợi. Nếu còn có người trong nhà, hãy đợi đội lính cứu hỏa tới. Bạn có thể kể với họ về người bị mắc kẹt và họ sẽ tìm người mắc kẹt giúp bạn nhanh hơn.

Nếu quay lại nhà bị cháy, bạn sẽ làm cho những nỗ lực cứu người mất tích của lính cứu hỏa bị chậm lại, đồng thời tự đặt bản thân vào tình huống rất nguy hiểm.

Bài cùng chuyên mục

  • Danh mục thiết bị PCCC phải kiểm định theo Nghị Định 50/2024/NĐ-CP

    Kiểm định là hình thức kiểm tra chất lượng của thiết bị có đạt tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng thực tế hay không, thiết bị được cấp giấy chứng nhận & tem kiểm định là thiết bị đạt tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng Hiện tại, quy định về danh […]

  • tiêu chuẩn UL trong phòng cháy chữa cháy

    TIÊU CHUẨN UL LÀ GÌ?

    UL là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Underwriters Laboratory. Đây là tổ chức cung cấp các chứng nhận đảm bảo an toàn, xác nhận, kiểm thử, thanh tra, tư vấn và đào tạo cho các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà quản lý và người tiêu dùng… về chất lượng sản […]

  • Trang thiết bị PCCC theo thông tư 150/2020/TT-BCA gồm những gì?

    Thông tư 150/2020/TT-BCA là văn bản dùng để QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ CHO LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ, LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHUYÊN NGÀNH PHỤ LỤC I DANH MỤC, SỐ LƯỢNG PHƯƠNG […]

  • Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy nổ

    Kỹ năng thoát hiểm trong PCCC

    Phải tìm ra lối thoát hiểm theo đèn hoặc thông báo chỉ dẫn Nếu phải băng qua lửa hoặc khói, phải dùng mặt nạ phòng độc hoặc chăn, quần áo, khăn ướt chùm lên đầu và mặt Khi di chuyển cần cúi khom và men theo tường Khi mở cửa cần kiểm tra nhiệt độ […]

  • Thông báo thay đổi tên & địa chỉ Công ty

    PCCC SONG ANH xin trân trọng thông báo, hiện tai chúng tôi đã hoàn thành thủ tục thay đổi tên & địa chỉ trụ sở của Công ty, thông tin chi tiết như sau:   Tên cũ: Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật Song Anh Tên mới: Công ty TNHH Thương Mại Kỹ Thuật […]

  • Dụng cụ phá dỡ pccc

    Bộ dụng cụ phá dỡ trong PCCC gồm những gì?

    Phương tiện, dụng cụ phá dỡ trong phòng cháy và chữa cháy gồm những phương tiện được quy định tại Phụ Lục V Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của […]

  • đầu phun chữa cháy sprinkler

    Các Loại Đầu Phun Sprinkler

    1. Đầu phun sprinkler hướng xuống (pendent sprinkler) Đầu phun sprinkler hướng xuống (pendent sprinkler): Pendent sprinkler là đầu phun được lắp đặt sao cho nước phun từ trên xuống vào tấm điều hướng đối diện. Xét theo hệ thống đường ống thì đầu phun sprinkler hướng xuống thường được lắp ở đường ống ướt. […]

  • Danh mục thiết bị PCCC phải kiểm định theo Nghị Định 136/2020/NĐ-CP

    Kiểm định là hình thức kiểm tra chất lượng của thiết bị có đạt tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng thực tế hay không, thiết bị được cấp giấy chứng nhận & tem kiểm định là thiết bị đạt tiêu chuẩn chất lượng để đưa vào sử dụng Hiện tại, quy định về danh […]

Tin tức Xem tất cả

Danh mục thiết bị PCCC phải kiểm định theo Nghị Định 50/2024/NĐ-CP

Viết bởi:

Ngày: 10/05/2024

Danh mục thiết bị PCCC phải kiểm định theo Nghị Định 50/2024/NĐ-CP

Kiểm định là hình thức kiểm tra chất lượng của thiết bị có đạt tiêu chuẩn để đưa vào sử dụng thực tế hay không, thiết bị được cấp giấy chứng ...

tiêu chuẩn UL trong phòng cháy chữa cháy

TIÊU CHUẨN UL LÀ GÌ?

UL là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Underwriters Laboratory. Đây là tổ chức cung cấp các chứng nhận đảm bảo an toàn, xác nhận, kiểm thử, thanh tra, tư ...

Viết bởi:

Ngày viết : 15/02/2023

Trang thiết bị PCCC theo thông tư 150/2020/TT-BCA gồm những gì?

Thông tư 150/2020/TT-BCA là văn bản dùng để QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN ...

Kỹ năng thoát hiểm trong PCCC

Phải tìm ra lối thoát hiểm theo đèn hoặc thông báo chỉ dẫn Nếu phải băng qua ...

Hỗ trợ khách hàng